Kỹ Năng Quản Lý Cấp Trung

 

 

MỤC TIÊU KHÓA HỌC

 
Khóa học được thiết kế trên cơ sở kết hợp lý thuyết & thực hành với các điểm trọng tâm được xây dựng trên nhu cầu phát triển năng lực của đội ngũ quản lý cấp cơ sở & cấp trung của doanh nghiệp.
Thông qua việc giới thiệu các khái niệm & quan điểm tiên tiến về quản lý được lồng vào bối cảnh thực tế của môi trường kinh doanh hiện nay, học viên sẽ được trải nghiệm & rút ra những bài học cho riêng mình để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý cấp cơ sở: Lập kế hoạch; Tổ chức công việc; Đào tạo & Huấn luyện; Giám sát & Đánh giá hiệu quả công việc; Động viên nhân viên trong điều hành công việc để đạt được mục tiêu.

 

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ: Quản lý cấp cơ sở & quản lý cấp trung

 

THỜI LƯỢNG ĐÀO TẠO: 03 ngày (06 buổi)

 

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Thuyết giảng ngắn
- Thảo luận mở
- Thực hành theo các tình huống thực tế (hơn 50% thời lượng)

 

CHỨNG CHỈ TỐT NGHIỆP
Sau khi hoàn tất khóa học, Học viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học của Trung tâm đào tạo SmartSkills

 

NỘI DUNG KHÓA HỌC

 

1. Tổng quan về công tác quản lý

- Quản lý là gì

- Nhiệm vụ & trách nhiệm của một nhà quản lý trong việc đạt được mục tiêu.

- Nhận diện các năng lực & kỹ năng cần thiết của nhà quản trị.

 

2. Nhà quản lý - Lập kế hoạch
- Tầm quan trọng của công tác hoạch định.
- Giới thiệu hệ thống đo lường BSC (Balanced Scorecard) & Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc
- KPIs (Key Performance Indicators) trong lập kế hoạch

- Quy trình lập kế hoạch DOME
  • Bước 1: Phân tích tình hình theo SWOT
  • Bước 2: Xác định mục tiêu
  • Bước 3: Đề ra phương pháp thực thiện (Quản trị theo mục tiêu – MBO)
  • Bước 4: Đánh giá & điều chỉnh

 

3. Nhà quản lý - Tổ chức công việc
- Những thách thức trong công tác tổ chức: Công thức 70 – 20 – 10.
- Tiềm năng của 70:
  • Xây dựng hệ thống làm việc hoàn chỉnh.
  • Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp tại doanh nghiệp.
-Tầm quan trọng của 20:
  • Nghệ thuật phân quyền cho nhân viên.
- Hiểu được ý nghĩa của 10:
  • Thực hiện việc sa thải nhân viên không đạt yêu cầu.

 

4. Nhà quản lý - Giải quyết mâu thuẫn
- 5 giai đoạn phát triển của một tổ chức (Tạo lập – Sóng gió – Hoàn thiện – Trưởng thành & thay đổi).

- Những nguyên nhân tạo nên mâu thuẩn & những dấu hiệu để nhận biết mâu thuẫn.
- Đặc điểm của mâu thuẫn.
- Các phương pháp giải quyết mâu thuẫn dựa trên hai yếu tố sự quyết đoán & sự hợp tác.

- Năm phương pháp giải quyết mâu thuẫn phổ biến.
- Trách nhiệm của nhà quản lý trong giải quyết mâu thuẫn – Phương pháp Thắng Thắng.
- Lợi ích khi giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.

 

5. Nhà quản lý - Đào tạo & huấn luyện cho nhân viên
- Hồ sơ năng lực nhân viên – Công thức KASH.
- Trách nhiệm của nhà quản lý trong việc nâng cao KASH của nhân viên.
- Phân biệt về công tác giáo dục, đào tạo & huấn luyện tại doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của công tác huấn luyện & đào tạo.
- Quy trình huấn luyện trong tổ chức
  • Bước 1: Công tác chuẩn bị.
  • Bước 2: Hướng dẩn trực tiếp từ quản lý trực tiếp.
  • Bước 3: Nhân viên tự thực hiện.
  • Bước 4: Theo dõi

 

6. Nhà quản lý - Phản hồi cho nhân viê

- Phản hồi là gì? Tầm quan trọng của công tác phản hồi.
- Phân loại phản hồi: Phản hồi tích cực & phản hồi tiêu cực.
- Bốn nguyên tắc cơ bản trong phản hồi.
- Tìm hiểu công thức phản hồi FAST.
- Kỹ thuật phản hồi – Kỹ thuật bánh “Hamburger”
- Giới thiệu quy trình phản hồi hiệu quả.

 

7. Nhà quản lý - Tư vấn cho nhân viên
- Tư vấn cho nhân viên là gì?
- Những vấn đề cá nhân phổ biến từ nhân viên cần tư vấn.
- Tại sao “Huấn luyện” nhân viên & “Tư vấn” cho nhân viên là những vấn đề tách biệt.
- Quy trình một buổi họp tư vấn:
  • Bước 1: Phá băng.
  • Bước 2: Đi vào vấn đề.
  • Bước 3: Đưa ra các giải pháp.
  • Bước 4: Thống nhất giải pháp
  • Bước 5: Thực hiện & đánh giá (theo dõi sau tư vấn)

 

8. Nhà quản lý - Giám sát & đánh giá hiệu quả công việc
- Những suy nghĩ sai về công tác giám sát.
- Tầm quan trọng của công tác giám sát để đạt được mục tiêu.
- Xây dựng hệ thống giám sát hiệu quả trong tổ chức
- Giới thiệu tam giác hiệu quả kinh doanh:
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
  • Cam kết trách nhiệm.
  • Giám sát & Đánh giá.
- Tìm hiểu về giám sát & đánh giá hoạt động (Quản lý hoạt động thay vì quản lý kết quả).
- Phân loại các hình thức giám sát & đánh giá hoạt động:
  • Họp 1-1 với từng cá nhân.
  • Họp định kỳ hàng tháng trong tổ chức theo công thức 3Rs & 3Is

 

9. Nhà quản lý - Động viên nhân viên
- Động viên nhân viên là gì?
- Động viên nhân viên – Phát triển từ thuyết Maslow đến thuyết Herzberg.
- Mô hình Huấn luyện – Giám sát – Động viên nhân viên trong doanh nghiệp
- Xác định nhu cầu cá nhân của nhân viên trong công việc

- Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả?
- Tám kỹ thuật động viên tinh thần nhân viên.
  • Hãy làm gương tốt.
  • Tạo niềm tin.
  • Đề cao năng lực.
  • Đạt được cam kết trách nhiệm.
  • Phát triển điểm mạnh của mỗi nhân viên.
  • Kích thích lòng nhiệt tình.
  • Đòi hỏi kết quả tốt nhất.
  • Tưởng thưởng xứng đáng.

Địa chỉ: Lầu 6, toà nhà Thiên Sơn, 5-7-9 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Quận 3, TP.HCM

Tel: (028)39 308 776 - Fax: 028 39 30 6767

Email: tuvan@smartpro.vn, sales@smartpro.vn

Chi nhánh: Phòng 14-15A, Tầng 7, Tòa nhà Charmvit Tower - 117 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tel: (024) 37620196